NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944-22/12/2024), KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ VIỆT NAM (28/3/1935-28/3/2025) ... Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Lịch sử tên gọi Ban CHQS cấp xã - Hiện nay từ "Xã đội" có còn dùng nữa không?

Lịch sử tên gọi Ban CHQS cấp xã - Hiện nay từ "Xã đội" có còn dùng nữa không?

     


    Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ra “Nghị quyết về đội tự vệ” được coi là ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của dân quân tự vệ đã gắn liền với sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống tên gọi Ban CHQS cấp xã cũng có nhiều lần thay đổi, cụ thể:


    - Tháng 3/1947: gọi là XÃ ĐỘI DÂN QUÂN.

    - Tháng 4/1949: đổi tên là XÃ ĐỘI.

    - Tháng 10/1971: đổi tên là BAN CHQS XÃ.

    - Đến năm 2004: gọi là XÃ ĐỘI.

    - Bắt đầu từ 2008 đến nay: thống nhất tên gọi BAN CHQS XÃ.


    Do đó từ "Xã đội" hay "Phường đội, Thị đội" đã trở thành một từ quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân để chỉ cho Ban CHQS cấp xã. Khi nhắc đến "Xã đội" lập tức mọi người sẽ hiểu đây là bộ phận làm công tác về mặt quân sự ở cấp xã, trong đó có Xã đội trưởng (nay gọi là Chỉ huy trưởng) và Xã đội phó (nay gọi là Phó Chỉ huy trưởng).


    Tuy nhiên hiện nay hệ thống văn bản đã được quy định chặt chẽ như Luật Dân quân tự vệ 2019 và các thông tư, nghị định liên quan đã không còn sử dụng từ "Xã đội", "Phường đội", "Thị đội" nữa. Để đảm bảo thống nhất cho công tác tuyên truyền đưa Luật Dân quân tự vệ đi vào cuộc sống vì vậy không sử dụng từ "Xã đội", "Phường đội", "Thị đội" ở các văn bản, báo chí để tuyên truyền hoặc phục vụ công tác ngành.

    Nội dung chính

      Tin mới