KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Đi dân quân tự vệ có bắt buộc không? Không đi dân quân tự vệ bị xử lý như thế nào?

Đi dân quân tự vệ có bắt buộc không? Không đi dân quân tự vệ bị xử lý như thế nào?

     Đi dân quân tự vệ có bắt buộc không? Không đi dân quân tự vệ bị xử lý như thế nào?



    Vừa qua, bạn đọc có gửi câu hỏi về cho chúng tôi với nội dung: Đi dân quân tự vệ có bắt buộc không? Nếu không đi dân quân tự vệ thì bị xử lý như thế nào?


    Trả lời:

    Theo quy định tại khoản 1, điều 8, Luật Dân quân tự vệ 2019:

    Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

    Với quy định trên thì công dân phải có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Vì vậy, đối với việc tham gia Dân quân tự vệ là bắt buộc.

    Trường hợp cố tình không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử lý hành chính, cụ thể:

    Tại điểm 1, khoản 17, điều 1, Nghị định 37/2022/NĐ-CP:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

    Tùy theo mức độ, hình thức sẽ có những mức xử lý khác nhau về việc cố tình không tham gia Dân quân tự vệ.

    Trên đây là nội dung trả lời, nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Dân quân tự vệ vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi theo địa chỉ email: danquantuvevietnam@gmail.com.

    Nội dung chính

      Tin mới