KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ là vi phạm mà còn “có tội” với Tổ quốc và dân tộc

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ là vi phạm mà còn “có tội” với Tổ quốc và dân tộc

     Trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ là vi phạm mà còn “có tội” với Tổ quốc và dân tộc


    Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền lợi, đồng thời cũng là trách nhiệm cao cả của mỗi công dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc và bảo vệ sự bình yên cho chính quê hương, gia đình, người thân của mình. Và trên hết, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được hiến định trong Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, vì vậy, không thể đưa ra để bàn luận, để tính toán “đi hay không đi”, “dám hay không dám”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45, Chương II) và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân…. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh” (Điều 64, Chương IV). Thể chế hóa Hiến pháp, Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 và Khoản 1, Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 2015) quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân; công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được luật hóa, buộc phải thực hiện.


    Tuy nhiên, thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ đơn thuần là chấp hành pháp luật của Nhà nước, đó còn là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của công dân đối với dân tộc, với Tổ quốc. Lịch sử minh chứng, dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật trường tồn của dân tộc ta. Biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã xung phong lên đường chiến đấu, trở thành những chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Những anh hùng liệt sĩ, như: Cù Chính Lan, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm,… là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của các thế hệ thanh niên Việt Nam. Nếu không có tinh thần đó, không có những sự hy sinh cao cả, thiêng liêng đó thì chúng ta không có được đất nước nở hoa độc lập, phồn vinh, hạnh phúc như ngày hôm nay. Vì vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự, trở thành quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng là niềm vinh dự, tự hào, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi thanh niên hiện nay. Nếu đang được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no,... mà ai đó chỉ biết đến vun vén, hưởng thụ cho bản thân; còn đắn đo, tính toán, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm công dân thì không những vi phạm pháp luật mà còn “có tội” với Tổ quốc và dân tộc.

    Thiếu tướng HÀN MẠNH THẮNG, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng 


    Nội dung chính

      Tin mới